Hưng Nghĩa: Hội Nông dân xã “Phát huy tốt nguồn vốn tín dụng chính sách trong giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững”
Sau 10
năm thực hiện Chỉ thị số 40 -CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), nguồn
vốn tín dụng chính sách trên địa bàn xã Hưng Nghĩa do Hội Nông dân quản lý đã
được tăng cường, khơi thông, đến gần hơn với người dân.
Tính
đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2024, Hội Nông dân xã Hưng Nghĩa đang quản lý
dư nợ từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội 10,929 tỷ đồng, với 118 khách hàng và 3
tổ TK&VV. Thực hiện cho vay 06 chương trình gồm: GQVL, HCN, HN, HTN, NOXH,
NSVSMT.
“Đòn bẩy” về vốn
Xác
định nguồn vốn tín dụng Chính sách ưu đãi là “đòn bẩy” để hỗ trợ người dân
nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, chi nhánh Ngân hàng CSXH
đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, nhanh chóng
đưa vốn chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng.
Các
chương trình tín dụng chính sách ngày càng đến gần với người dân trên địa bàn
thông qua các buổi tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước
đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đặc biệt là các đối tượng thụ hưởng
các chính sách tín dụng trên địa bàn thông qua các buổi sinh hoạt, Hội nghị
định kỳ của chi hội.
Các
chương trình tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội đem lại quyền lợi chính
đáng cho hội viên và Nhân dân, qua đó công tác đoàn kết tập hợp và kết nạp hội
viên luôn được duy trì và phát triển tốt tại các chi hội.
Các
văn bản mới từ công tác tín dụng chính sách luôn được cán bộ ngân hàng phổ biến
cập nhật thường xuyên đối với các tổ chức nhận ủy thác đồng thời giải quyết các
băn khoăn, khó khăn, vướng mắc trong công tác tín dụng chính sách tạo điều kiện
cho các tổ chức nhận ủy thác thực hiện tốt 5 nhiệm vụ cơ bản của tổ chức mình.
Bên
cạnh việc triển khai các chương trình tín dụng, công tác triển khai các lớp tập
huấn khoa học kỷ thuật, đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được Hội Nông
dân xã phối hợp triển khai đến các hội viên và các đối tượng chính sách trên
địa bàn, nhằm phát huy tối đa nguồn lực lao động và lợi thế của địa phương
Các
hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi cải
thiện đời sống và góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng Nông thôn
mới nâng cao vào cuối năm 2024.
Đã có
nhiều hộ gia đình phát huy rất tốt các nguồn tín dụng chính sách để vươn lên
thoát nghèo và làm giàu bền vững.
Đồng
hành cùng công tác phát triển tín dụng chính sách, công tác kiểm tra giám sát
luôn được Hội Nông dân xã thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất nhằm phát huy
tốt nguồn vốn vay và việc sử dụng nguồn vốn vay được thực hiện đúng mục đích và
đảm bảo hoạt động có hiệu quả, tránh trường hợp xâm tiêu, vay ké…
Với
những kết quả đã đạt được và phân tích các tồn tại, hạn chế trong công tác tín
dụng chính sách của tổ chức Hội Nông dân. Trên cơ sở Kế hoạch tín dụng của Ban
xóa đói giảm nghèo cấp xã và Kế hoạch kiểm tra của Hội Nông dân, trong thời
gian tới tổ chức Hội cấp xã cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên
truyền các chương trình tín dụng chính sách đến với các đối tượng hưởng thụ.
Triển khai tốt công tác phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác tín dụng
đến với ban quản lý các tổ TK&VV. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra
giám sát, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các lớp đào
tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác tín dụng chính
sách trên địa bàn. Đối với hội viên nông dân, nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính
sách xã hội là điểm tựa vững chắc và là động lực quan trọng giúp các hộ hội
viên được tiếp cận nguồn vốn nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, vươn
lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa
phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững. Góp một phần công sức, trách
nhiệm của tổ chức Hội vào việc đưa xã nhà về đích Nông thôn mới nâng cao vào
năm 2024.